Khớp vai là khớp điều khiển các hoạt động của tay như cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng... Hiện tượng trật khớp vai là khi chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ làm dây chằng bao khớp và sụn viền bị rách. Khớp vai dễ bị trật lặp lại nhiều lần, xảy ra tình trạng trật khớp vai tái hồi. Tình trạng này xuất hiện sau lần đầu bị trật. Khi bị trật quá nhiều lần, tại vùng khớp vai sẽ bị rách, làm khuyết xương, gãy mảnh xương, rách gân cơ chóp xoay khiến sức vận động kém, đau nhức vai liên tục và khó khăn trong các hoạt động.
Nguyên nhân gây trật khớp vai tái diễn thường là những nguyên nhân như sau:
- Tổn thương nghiêm trọng ở lần trật vai đầu tiên
Khi chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo, xương và dây chằng xung quanh thường bị thương.
- Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại
Nguyên nhân này thường xảy ra khi hoạt động ở khớp vai lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như giơ cao tay để thực hiện động tác đánh tennis, bóng chuyền, sải tay cùng một kỹ thuật khi bơi lội… Điều này dẫn đến dây chằng không còn hoạt động tốt, trỏ nên lỏng lẻo hơn, dễ bị trật khớp nhiều lần.
- Tính không ổn định của vai
Từ trước đó, dù không bị chấn thương nhưng khớp vai yếu, tính ổn định không có nên cũng dễ bị trật ra nhiều hướng vào bất kỳ thời điểm nào.
Đối tượng dễ bị trật khớp vai là người trẻ, những người phải làm việc, bê vác nhiều, ngồi lâu, tập thể dục với cường độ mạnh.Độ tuổi càng lớn ở lần đầu tiên bị trật khớp vai thì khả năng tái phát càng nhỏ. Tuy nhiên, trình trạng sai khớp ở vai khi lớn tuổi lại tiềm ẩn một nguy cơ khác.
Trật khớp vai không chỉ gây đau đớn mà còn làm hạn chế khả năng vận động hàng ngày. Nếu nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với hệ cơ xương như gãy xương vỡ bờ ổ chảo, tổn thương dây thần kinh xung quanh, bị liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay…Vì vậy, việc điều trị chệch khớp xương vai tái hồi cần được tiến hành sớm và đúng phương pháp. Khi có triệu chứng đau nhức khớp vùng vai, khó xoay vai thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời, tránh ủ bệnh lâu.
Triệu chứng trật khớp vai tái hồi rất dễ nhận biết như đau dữ dội ở khớp vai, khó cử động cánh tay, vai lỏng lẻo, có thể nghe thấy tiếng ở khớp khi vận động, vùng vai và cánh tay bị tê, ngứa ran và yếu; sưng hoặc bầm tím vùng bị chấn thương, biến dạng vùng khớp vai.
Trật khớp vai tái hồi làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, khả năng lao động và vận động của người bệnh. Ngoài ra, trật khớp vai còn có thể dẫn đến thoái hóa khớp vai và giảm chức năng vai về sau. Ngoài ra, trật khớp vai tái hồi còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý của người bệnh. Họ sẽ cảm thấy lo lắng và đau đớn thường xuyên.
Do vậy, khi bị trật khớp vai, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được nắn trật đúng kỹ thuật; khám và chụp MRI để xác định tổn thương; tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại tầm vận động khớp, massage trị liệu để giảm đau… Lưu ý, không được tự ý nắn khớp hoặc tập các bài phục hồi chức năng mà không có sự giám sát của bác sĩ.